Các thuốc này được xem là "vũ khí" điều trị tối ưu cho bệnh nhân (BN) mắc TCM nặng,ếuthuốchaythiếutráchnhiệfb và nếu thiếu chúng thì dù bác sĩ có giỏi đến đâu cũng phải "bó tay". Ngay cả con em bị TCM của nhân viên y tế các tỉnh cũng phải đưa lên TP.HCM điều trị vì không có thuốc.
"Chuyển viện" là cụm từ phổ biến được bác sĩ các BV ở tỉnh sử dụng để "cầu cứu" các BV tuyến cuối ở TP.HCM. Có BV ngày cho 2 xe cấp cứu chở bệnh nhi lên TP, nhưng không phải bệnh nhi nào cũng may mắn, vì trên đường chuyển viện nhiều khi có em đã không qua khỏi. Nên việc chuyển viện là chẳng đặng đừng và được khuyến cáo phải hạn chế.
Trở lại câu chuyện thiếu thuốc, những tưởng rằng khi Bộ Y tế đã tháo gỡ về mặt chính sách pháp luật, đấu thầu thông thoáng thì các BV sẽ mua được thuốc nhưng thực tế là vẫn thiếu. Tại sao các BV ở TP.HCM mua được thuốc, còn BV ở các tỉnh lại không dù hiện tại thuốc không thiếu? Nghịch lý này được lý giải là do công ty trúng thầu thì không cung cấp được thuốc, trong khi thuốc công ty khác có thì không thương thảo để mua cung ứng cho BN. Có BV phải đi mua thuốc bên ngoài theo hướng điều trị dịch vụ và BN phải tự chi trả.
Bệnh TCM xuất hiện quanh năm chứ không đột xuất, đột biến và trách nhiệm của các BV là dự trù, mua thuốc đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu điều trị của địa phương. Đằng này các BV lại "ăn đong" và giải pháp cuối cùng là buộc phải đưa BN lên TP.HCM điều trị, có nơi còn để BN phải tự lên TP. Bên cạnh trách nhiệm của các BV thì còn có trách nhiệm của lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh này.
Hiện nay, năng lực điều trị bệnh TCM của đội ngũ thầy thuốc ở BV các tỉnh đang rất tốt, điều trị được tình trạng bệnh nặng. Thuốc điều trị cũng không thiếu. Thiếu chăng là trách nhiệm của lãnh đạo các BV, Sở Y tế ở một số địa phương.