Haidilao

MẤT NHÀ TRONG ĐÊMTheo tìm hiểu của Thanh Niên, s&oc gold rush

【gold rush】Người dân thấp thỏm vì sạt lở ở bờ sông Sê Pôn

MẤT NHÀ TRONG ĐÊM

TheườidânthấpthỏmvìsạtlởởbờsôngSêPôgold rusho tìm hiểu của Thanh Niên, sông biên giới Sê Pôn đi qua 7 xã, thị trấn thuộc H.Hướng Hóa (Quảng Trị), dài 59,77 km. Với đặc điểm địa hình sông ngắn và dốc, nhiều đoạn gấp khúc, địa chất bờ sông pha cát, rời rạc, vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao 5 - 10 m, nước chảy xiết làm bờ sông phía VN sạt lở nghiêm trọng.

Người dân thấp thỏm vì sạt lở ở bờ sông Sê Pôn - Ảnh 1.

Sạt lở nghiêm trọng bờ sông Sê Pôn ở xã Tân Long (H.Hướng Hóa, Quảng Trị)

THANH LỘC

Dù đã trải qua sự việc hãi hùng 3 năm, nhưng ông Phan Văn Du (47 tuổi, trú xã Tân Long, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn còn nhớ như in khoảnh khắc 2 căn nhà hàng xóm bị sông Sê Pôn "nuốt chửng" trong đêm tối. "Không có thiệt hại về người do các chủ nhà thoát thân kịp thời nhưng họ đã không dám ở lại mảnh đất ven sông này nữa", ông Du nói.

Còn với ông Du, vẫn bám trụ nơi này, khi căn nhà không mấy vững vàng của ông chỉ còn cách mép sông vài chục mét, trong khi ngày ngày nước vẫn "táp" vào bờ, làm từng mảng đất rơi rụng dần. "Mùa mưa lụt đến rồi, tôi cũng chưa biết tính sao đây. Đặc biệt là vào ban đêm, cứ nghe mưa là cả nhà không ai dám ngủ", ông lo lắng.

Nhưng ông Du không phải là hộ dân duy nhất phải thấp thỏm sống bên sông Sê Pôn. Bởi theo UBND H.Hướng Hóa, sạt lở bờ sông Sê Pôn các năm qua ảnh hưởng đến nhà ở, đất ở của 65 hộ dân, đất sản xuất của nhiều hộ dân khác và bờ sông có nguy cơ sạt lở thêm qua các mùa mưa lũ.

Ông Võ Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Tân Long, cho biết ngoài uy hiếp nhà dân, sạt lở sông Sê Pôn cũng đe dọa đến diện tích hoa màu của người dân ở khu vực. "Năm 2020, sau trận lũ to, chính quyền đã di dời 3 hộ dân ở khu vực nguy hiểm nhất vào phía trong. Các hộ còn lại ít nguy hiểm hơn nhưng điều đó sẽ tăng dần lên vì sông vẫn đang ngoạm dần các diện tích hoa màu để lấn dần vào phía trong" ông Cương lo lắng nói.

KHẢO SÁT SONG PHƯƠNG ĐỂ CÓ PHƯƠNG ÁN XÂY KÈ

Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị, qua khảo sát của đơn vị vào tháng 5.2023, đoạn bờ sông Sê Pôn từ mốc quốc giới 606 đến 607 qua 5 xã, thị trấn có 14 đoạn sạt lở, dài 12,7 km. Đặc biệt, xói lở bờ sông có nguy cơ làm sạt lở 2 mốc quốc giới 606 và 607, thay đổi dòng chảy tự nhiên dẫn đến thay đổi hiện trạng đường biên giới trên sông Sê Pôn. Việc này gây khó khăn cho xác định chính xác đường biên giới và công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Vì thế BĐBP Quảng Trị đề xuất xây dựng 14 đoạn kè, dài từ 562 - 2.285 m. Kè xây dựng theo 2 phương án, một số đoạn kè hộ chân kèm gia cố mái, một số ít nghiêm trọng chỉ cần kè hộ chân.

Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị, cho biết việc xây dựng kè chống sạt lở là giải pháp cần thiết, cấp bách. Theo ông Phương, xây dựng kè biên giới sông Sê Pôn sẽ hạn chế thấp nhất thay đổi hiện trạng, hướng đi của đường biên giới trên sông Sê Pôn, giảm thiệt hại do thiên tai gây ra và bảo vệ các công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đất sản xuất khu vực bờ sông biên giới phía VN; tạo điều kiện cho công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới.

Trong khi đó, theo thông tin Thanh Niêncó được, ông Hà Sĩ Đồng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, đã ký văn bản gửi chính quyền tỉnh Savannakhet (Lào) đề nghị phối hợp với Quảng Trị nghiên cứu, khảo sát để thống nhất phương án xây kè sông Sê Pôn, hoàn chỉnh hồ sơ trình trưởng Đoàn đại biểu biên giới VN - Lào để hạn chế việc sạt lở đến mức thấp nhất, giải quyết mối lo cho nhân dân 2 bên bờ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap